Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Xem bảng lương 'trong mơ' của kỹ sư phần mềm thế giới

Không chỉ tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Apple, Facebook, IBM,... mà tại những tập đoàn lớn như Walmart, JPMorgan Chase,... mức lương "khủng" của các kỹ sư phần mềm cũng khiến cho rất nhiều người phải mơ ước.

bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Google là nơi trả lương cho kỹ sư phần mềm cao nhất thế giới với 127.827 USD/năm. Ảnh: Flickr/technotheory.
Silicon Valley luôn là nơi có nhu cầu rất lớn về kỹ sư phần mềm (hay còn gọi là "lập trình viên", "kỹ sư phát triển phần mềm"), nhất là những người có tài năng. Tuy nhiên, không phải tất cả công ty ở đây đều trả cho các kỹ sư phần mềm của mình một mức lương "khủng".
Thông qua trang dữ liệu từ trang web tìm việc Glassdoor, tờ Business Insider đã đưa ra danh sách 15 công ty lớn nhất thế giới (tính theo giá trị vốn hóa thị trường và có ít nhất 20 kỹ sư phần mềm trở lên) trả lương cao nhất cho vị trí kỹ sư phần mềm.
General Electric (GE) - 80.235 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: GE.
Công ty: General Electric
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 80.235 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 257 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,6/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 26%
Nhân viên nhận xét: "GE sẽ liên tục cung cấp cho bạn những thử thách lớn để bạn phát huy hết khả năng của mình. Việc quản lý khá thân thiện và các chế độ cho nhân viên cũng khá ổn...", kỹ sư phần mềm của GE tại Louisville, KY, Mỹ nhận xét.
Verizon - 86.859 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: REUTERS / Steve Marcus.
Công ty: Verizon
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 86.859 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 206 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,2/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 48%
Nhân viên nhận xét: "Chế độ tốt, môi trường làm việc linh hoạt, sử dụng các công nghệ mới nhất, thành phần nhân viên đa dạng và dịch vụ giáo dục, giải trí khá tốt", kỹ sư phần mềm của Verizon tại Irving, TX, Mỹ nhận xét.
Comcast - 91.984 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Reuters.
Công ty: Comcast
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 91.984 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 140 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,1/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 48%
Nhân viên nhận xét: "Tiền lương khá cao, các chế độ tốt và môi trường làm việc tương đối thoải mái. Để cải thiện tình hình kinh doanh, Comcast đang cố gắng cạnh tranh với các công ty công nghệ cao thành công khác để thu hút nhân tài công nghệ cao, nhưng những nỗ lực này chưa đem lại nhiều thành công cho đến thời điểm hiện tại", kỹ sư phần mềm cao cấp của Comcast tại Littleton, CO, Mỹ nhận xét.
IBM - 92.418 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: REUTERS.
Công ty: IBM
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 92.418 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 190 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,1/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 35%
Nhân viên nhận xét: "Phần tốt nhất ở IBM chính là con người. Hầu hết họ đều thông minh và tài năng. IBM cũng rất coi trọng văn hóa doanh nghiệp. Các nhân viên của IBM phần lớn đều ở trong độ tuổi từ 20-30 nên đây là môi trường tuyệt vời để họ học tập và rèn luyện", kỹ sư phần mềm IBM nhận xét.
Samsung -  92.667 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: REUTERS / Steve Marcus.
Công ty: Samsung
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 92.667 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 165 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,3/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 43%
Nhân viên nhận xét: "Samsung cung cấp những chế độ khá tốt, lương khá và sẽ cung cấp cho mỗi nhân viên những kinh nghiệm làm việc tốt trong một công ty công nghệ hàng đầu", kỹ sư phần mềm Samsung tại Ridgefield Park, NJ, Mỹ nhận xét..
JPMorgan Chase - 95.270 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Glassdoor.
Công ty: JPMorgan
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 95.270 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 227 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,4/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 67%
Nhân viên nhận xét: "Văn hóa văn phòng khá tốt, không có quá nhiều áp lực. Ngoài ra, còn có các công nghệ mới nhất và rất thích hợp để học tập những kinh nghiệm mới", kỹ sư phần mềm của JP Morgan tại Columbus, OH, Mỹ nhận xét.
Bank of America - 95.325 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: AP Photo.
Công ty: Bank of America
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 95.325 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 178 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,3/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 38%
Nhân viên nhận xét: "Có rất nhiều cơ hội học tập và rèn luyện. Tiền lương khá ổn tốt. Bạn cũng có thể tận dụng lợi thế từ các lợi thế của một ngân hàng lớn", kỹ sư phần mềm của Bank of America tại New York, Mỹ nhận xét.
Amazon - 105.709 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: REUTERS / Jason Redmond.
Công ty: Amazon
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 105.709 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 151 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,4/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 58%
Nhân viên nhận xét: "Amazon là một nơi rất tốt để tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời nhận được một mức lương xứng đáng. Tôi may mắn có các cấp trên ít quan liêu và luôn tìm kiếm những lợi ích tốt nhất cho nhân viên. Thời gian làm việc cũng khá dễ chịu, đội của tôi thường làm việc 40-44 giờ một tuần", kỹ sư phát triển phần mềm của Amazon tại Seattle, WA, Mỹ nhận xét.
Intel - 106.234 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Glassdoor
Công ty: Intel
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 106.234 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 170 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,8/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 32%
Nhân viên nhận xét: "Intel trả lương khá hậu hĩnh và có các tiện ích chăm sóc sức khỏe khá tốt với những phòng tập thể dục tiện nghi cùng chế độ nghỉ phép hợp lý. Ngoài ra, giờ làm việc của các nhóm phát triển cũng rất linh hoạt....",  kỹ sư phần mềm của Intel tại Portland, OR, Mỹ nhận xét.
Microsoft - 108.712 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Instagram / Microsoft Life.
Công ty: Microsoft
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 108.712 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 381 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,7/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 50%
Nhân viên nhận xét: "Số lượng lớn các dự án tại nhiều quốc gia tạo cho nhân viên của Google "luôn có việc để làm" tuy nhiên, giờ làm việc lại khá linh hoạt. Nhất là với các kỹ sư phần mềm, họ có rất nhiều có cấp độ để phát triển, điều này khác xa so với các đối thủ như Amazon", Kỹ sư phát triển phần mềm của Microsoft II tại Bellevue, WA, Mỹ nhận xét.
Oracle - 112.681 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Glassdoor / Oracle.
Công ty: Oracle
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 112.681 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 173 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,2/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 89%
Nhân viên bình luận: "Đây là công ty công nghệ tuyệt vời để làm việc. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khá tốt, nhân viên được cân bằng giữa làm việc và ngỉ ngơi; các quản lý cấp cao cũng rất có tầm nhìn...", kỹ sư phần mềm của Oracle tại Redwood Shores, CA, Mỹ nhận xét.
Facebook - 122.695 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Wikimedia Commons.
Công ty: Facebook
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 122.695 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 202 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 4,6/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 48%
Nhân viên nhận xét: "Thật là có cảm hứng khi được làm việc với rất nhiều người chuyên nghiệp và thông minh trong một môi trường làm việc thoải mái như vậy. Mỗi dự án mà bạn tham gia đều chứa cả yếu tố thách thức và sự thú vị", kỹ sư phần mềm của Facebook tại Menlo Park, CA, Mỹ nhận xét.
Walmart - 124.433 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Mark Wilson / Getty Images.
Công ty: Walmart
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 124.433 USD (làm việc cho mảng thương mại điện tử)
Vốn hóa thị trường: khoảng 246 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,1/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 77%
Nhân viên bình luận: "Tiền lương khá cao so với mức trung bình chung. Một số nhân viên phát triển phần mềm làm việc khá tốt và có khả năng bao quát công việc. Trong khi số khác đã giúp giảm tải lượng khách mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ của Walmart và chuyển sang mua hàng trên walmart.com chỉ sau 3 tháng làm việc", kỹ sư phần mềm của Walmart tại Sunnyvale, CA, Mỹ nhận xét.
Apple - 125.695 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: Jay Yarow / Business Insider.
Công ty: Apple
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 125.695 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 594 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 3,9/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 40%
Nhân viên bình luận: "Một môi trường làm việc luôn đề cao tính sáng tạo, tập trung để tạo ra các sản phẩm tốt nhất trên thế giới. Những người lãnh đạo cũng thực sự tuyệt vời...", kỹ sư phần mềm của Apple III tại Cupertino, CA, Mỹ nhận xét.
Google - 127.827 USD
bảng lương 'trong mơ', kỹ sư phần mềm thế giới, Google, Apple
Ảnh: zweroboi.
Công ty: Google
Mức lương trung bình cho một kỹ sư phần mềm: 127.827 USD
Vốn hóa thị trường: khoảng 393 tỷ USD
Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên: 4,3/5 điểm
% Nhân viên nghĩ rằng công việc kinh doanh đang diễn ra đúng hướng và sẽ cải thiện trong 6 tháng tiếp theo: 73%
Nhân viên nhận xét: "Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm, thì Google là môi trường làm việc tuyệt vời nhất. Đây là một công ty mà các kỹ sư được phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình. Ngoài lương cao, chế độ cũng rất tốt: văn phòng làm việc bài trí bắt mắt, ăn sáng, trưa, tối miễn phí..." - kỹ sư phần mềm của Google III tại New York, Mỹ.
Theo Bizlive

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Thủ khoa loay hoay tìm việc

Tốt nghiệp xuất sắc nhưng nhiều thủ khoa không tìm được việc ưng ý, đành làm nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc kinh doanh quần áo.

Tốt nghiệp với số điểm 3,63/4, Nguyễn Thị Tố Uyên (ĐH Công nghiệp Hà Nội) nằm trong số 132 thủ khoa xuất sắc được thành phố Hà Nội vinh danh. Mới nhận bằng tốt nghiệp gần một tuần nhưng Uyên đã đi làm từ tháng 6. Cô hiện là nhân viên chăm sóc khách hàng cho một doanh nghiệp với mức lương hơn 5 triệu đồng mỗi tháng. Trước đó, dù nộp hồ sơ vài nơi nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên cô không được ứng tuyển vị trí kế toán.
DSC-5598-8582-1409028321.jpg
Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc chuyên ngành kế toán, Tố Uyên đang phải làm trái ngành với công việc chăm sóc khách hàng. Ảnh: NVCC.
Tân thủ khoa có nguyện vọng vào làm cơ quan nhà nước vì môi trường ổn định, lại có thể sắp xếp được thời gian học cao học. Biết được chính sách thu hút thủ khoa của thành phố Hà Nội, Uyên cũng muốn tìm cơ hội nhưng chưa biết cơ quan nào cần tuyển để làm đơn. Dù đạt được nguyện vọng hay không, Uyên cũng dự định thời gian tới tìm việc phù hợp với chuyên ngành kế toán.
"Công việc em đang làm có thể phát huy khả năng giao tiếp, vốn tiếng Anh nhưng kiến thức về kế toán, thực hành kế toán em học trong trường vẫn còn nguyên, không tận dụng được dần sẽ mai một", Uyên chia sẻ.
Dù tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học tầm trung hay có danh tiếng, nhiều thủ khoa ra trường cũng loay hoay tìm việc. Theo Tố Uyên, danh hiệu thủ khoa là kết quả quá trình nỗ lực của bản thân suốt 4 năm học chứ chưa chắc là người giỏi nhất, ra ngoài xã hội tìm việc thì cơ hội được chia đều như các cử nhân khác. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm kết quả công việc chứ không biết bạn là ai. Nhiều khi chính danh hiệu đó tạo áp lực cho thủ khoa nếu không làm tốt việc.
thuy-8866-1409028322.jpg
Công việc nhà nước lương không cao, chưa có nhiều bước đột phá để bản thân sáng tạo và thử sức nhưng Nguyễn Thanh Thủy vẫn muốn thử sức. Ảnh: NVCC.
Sau lễ vinh danh, thủ khoa Nguyễn Thanh Thủy (HV Hành chính quốc gia) đã cất bằng khen và kỷ niệm chương để tiếp tục công cuộc tìm kiếm việc làm và đi học thêm tiếng Anh. Khi còn là sinh viên, cô dành nhiều thời gian tham gia hoạt động đoàn hội; khi thực tập thì chăm chút cho các kỹ năng nhỏ, từ cách in ấn photo, cách sửa lỗi nhỏ ở máy tính… để tránh mang tiếng "cử nhân không đánh nổi văn bản".
Lúc Thành đoàn phát phiếu thăm dò nguyện vọng sau khi ra trường, Thủy nằm trong số 70 thủ khoa muốn vào làm việc ở cơ quan nhà nước, cụ thể là vào làm việc tại Thành đoàn Hà Nội. Theo Thủy, đi làm nhà nước dù lương chỉ đủ chi phí sinh hoạt hiện nay nhưng ổn định, phù hợp với con gái và tân thủ khoa cũng có thời gian học tiếp lên cao học.
Biết nhiều cử nhân ra trường xin vào nhà nước sau đó thì "vỡ mộng", Thủy cho rằng có thể do công việc chưa phù hợp, cơ quan nhà nước chưa có nhiều bước đột phá để các bạn sáng tạo và thử sức, một vấn đề nữa là lương thấp nhưng cô vẫn muốn thử sức.
May mắn hơn nhiều thủ khoa khác, Nguyễn Minh Anh (ĐH Thủy lợi) đang học việc tại một công ty xây dựng. Công việc chính của cậu là bóc tách một phần dự án. Cậu cảm thấy khó khăn vì việc không liên quan đến chuyên ngành được học. Minh Anh đi làm với mục đích thử việc để tăng kinh nghiệm, tăng lợi thế vào hồ sơ khi đi xin việc.
Cậu có ý định xin về trường làm giảng viên hơn là vào các cơ sở, ban ngành nào đó. Công việc dạy học bình lặng, phù hợp hơn với tính cách hướng nội của bản thân.
07-2662-1409028322.jpg
Thủ khoa Nguyễn Minh Anh (ĐH Thủy lợi) đang học việc để tích lũy kinh nghiệm, tìm công việc phù hợp hơn. Ảnh: NVCC.
Theo Minh Anh, việc nhiều thủ khoa cũng như hàng nghìn sinh viên khó tìm việc là điều đương nhiên và sẽ mãi tiếp diễn trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. "Thực tế thủ khoa có thành tích học tập tốt nhất, nhưng chưa hẳn là người năng động nhất. Quỹ thời gian con người có hạn, nếu tham gia nhiều hoạt động thì việc học sẽ bị ảnh hưởng. Những bạn thủ khoa vừa học giỏi, vừa năng động rất hiếm", Minh Anh chia sẻ.
Tốt nghiệp ĐH Hòa Bình với số điểm 9,06/10, thủ khoa Nguyễn Thị Mai muốn trở về xây dựng quê hương nhưng không có cơ hội, biết ở lại Hà Nội khó khăn với tấm bằng đại học dân lập, cô quyết định lên Điện Biên khởi nghiệp bằng công việc buôn bán quần áo. Nhiều thủ khoa của các trường khác như Học viện Báo chí Tuyên truyền, ĐH Thương mại vẫn chưa biết nộp hồ sơ xin việc vào đâu mà lựa chọn đi học thêm ngoại ngữ hoặc học tiếp cao học.
Trong 12 năm qua, thành phố Hà Nội đã vinh danh được 1.335 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn. Năm 2014, thành phố vinh danh 132 thủ khoa. Theo kết quả thăm dò của thành đoàn Hà Nội, trong số 132 thủ khoa được vinh danh năm nay, có 70 em muốn vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước, chỉ 15 em muốn đi làm cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, còn lại 27 thủ khoa muốn học tiếp trong nước và 26 em muốn đi du học nước ngoài.
Hoàng Phương

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Vì sao tôi từ chối làm việc cho Google?

Tôi tên là Andre Albuquerque, hiện giữ chức vụ Head of Growth tại Uniplaces. Tôi đã quyết định đầu quân cho một công ty khởi nghiệp (Start-up) thay vì tiếp tục làm việc cho Google.

Sau gần 2 năm thực tập tại Google, trải qua 1 năm tham gia các chương trình huấn luyện ở nhiều văn phòng, 8 tháng thử việc ở trụ sở EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) và tham gia một dự án đặc biệt ở trụ sở toàn cầu của Google tại Mountain View, California, tôi quyết định không trở thành một nhân viên làm việc full time cho Google. Ít nhất là thời điểm hiện tại.
Google, từ chối, làm việc, công việc, startup, khởi động, học hỏi
Rất nhiều người bạn đã hỏi han, gia đình tôi chắc cũng hoài nghi, nhưng sự lựa chọn của tôi là có lí do. Cũng cần có chút may mắn và liều lĩnh, nhưng đó là điều tất yếu nếu bạn muốn làm việc độc lập.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của tôi ngay sau đây.
Lựa chọn một Start-up thay vì Google
“Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân”
Tôi sẽ thành thật nói rằng: quyết định này chẳng dễ dàng gì. Rất nhiều yếu tố đã hối thúc tôi tham gia Google, tất cả đều mở ra một viễn cảnh tương lai khá đẹp đẽ. Nhưng mong muốn được học hỏi đã ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của tôi.
Mọi người khi đề cập vấn đề làm việc cho các công ty mới khởi nghiệp rất hay nói đến chiến lược “học nhanh”,”học nhiều”, nhưng với tôi nó không rõ ràng chút nào. Phải mất 1 năm ở Uniplaces thì tôi mới đúc rút ra một vài kinh nghiệm ở một công ty mới khởi nghiệp.
Học hỏi từ mục tiêu trong tương lai
“Đi tìm tương lai của bạn”
Thật trớ trêu quan điểm đầu tiên của tôi là về các mục tiêu tương lai. Bất cứ sự lựa chọn mang tính chuyên nghiệp nào đều trực tiếp ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Có thể nói là các mục tiêu trong tương lai đã giúp tôi xây dựng một công ty riêng cho mình ở lĩnh vực công nghệ.
Tôi bắt đầu bằng việc vạch ra những gì mình cần phải biết để cảm thấy “thoải mái”:
1. Học hỏi về công nghệ: có kiến thức về lập trình, hiểu được các kỹ sư công nghệ thông tin suy nghĩ và giải quyết vấn đề như thế nào, học cách nói chuyện với các developer và cách làm việc với họ.
2. nắm bắt được các thao tác: học cách đánh giá các thao tác, cách tìm giải pháp cho vấn đề cùng với sự lạc quan và cách “hack” để đạt kết quả, tất cả trong môi trường công nghệ.
3. Cách quản lý nhân sự: có các trải nghiệm thực tế về việc quản lý, môi trường thay đổi, những thời khắc hân hoan cũng như bi quan, và đặc biệt là tìm kiếm tài năng.
Mặc dù chỉ là ví dụ vể việc học tập tích lũy ở mảng công nghệ, nhưng nó cũng đã cung cấp kiến thức cơ bản cho bước khởi đầu.
Học hỏi từ những người xung quanh
“Hãy để những con người xuất sắc, luôn điên rồ cố gắng đạt được mục tiêu ở xung quanh bạn”
Tập hợp kiến thức này sẽ đưa bạn đến đỉnh cao của việc học hỏi. Tìm những người sáng lập và lãnh đạo, đó là điều tác động nhiều nhất đến quyết định của tôi.
Việc tìm những nhà sáng lập với nhiều kiến thức và kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau là vô cùng quan trọng:
1. Những người có tầm nhìn và có tầm ảnh hưởng, tạo động lực cho nhóm dựa trên sự nhạy bén của mình, và quan trọng nhất, người có thể điều chỉnh lời nói và mục đích để thành công mà không ảnh hưởng tới văn hóa.
2. Những chuyên gia cho bạn độc quyền thâm nhập và trải nghiệm những kỹ năng chính ở các lĩnh vực quan trọng.
3. Những người có chuyên môn tuyệt vời với những cách giải quyết vấn đề khác nhau, và đặc biệt là, người thúc đẩy bạn vượt qua các trở ngại khi học hỏi những gì quá phức tạp.
Học hỏi những điều mới mẻ
“Hãy làm quen với những gì bạn chưa biết”
Tôi tự tin để nói rằng đây là thời kì học hỏi, cùng một lúc, vừa buồn cười vừa khó chịu . Như mọi người đoán, ở một công ty mới thành lập, còn nhiều việc chưa được giải quyết và không có ai có đủ trình độ để đảm nhận việc đó. Khi công ty cần, và khi bạn buộc phải đối mặt với nó, nó sẽ đẩy quá trình tiếp thu những điều mới mẻ, thị trường mới và kỹ năng mới với tốc độ kinh hoàng.
Tôi để ý thấy mình ngày càng dễ thích nghi hơn mỗi khi phải đối mặt với những điều không ai làm hoặc không có khả năng làm. Khi đã xong công việc thường ngày, tôi còn phải tìm hiểu những thứ mới mẻ khác. Tôi tin đây là việc cần thiết khi bạn gặp trở ngại, và, không chỉ có những người mới bắt đầu thành lập công ty, mà cả những nhà sáng lập thành đạt cũng sẽ sơ ý bỏ qua.
Học hỏi từ sự linh hoạt
“Hãy tự do bay nhảy, vượt qua các giới hạn, nâng cấp chính mình”
Nghe có vẻ giống điều vừa được nêu ở trên, nhưng sự khác biệt chính là lần này bạn chủ động tìm hiểu các lĩnh vực khác, thay vì được yêu cầu làm điều đó.
Mặc dù sự cần thiết phải học hỏi các kỹ năng một cách nhanh chóng đáng được khích lệ, nhưng sự linh hoạt mà một công ty mới thành lập sẽ cho bạn cơ hội làm việc với nhiều người ở nhiều lĩnh vực, để tự nâng cấp bản thân, và hoàn thành mảng công việc của chính mình.
Học hỏi từ sự thích ứng
“Khuyến khích một môi trường linh hoạt”
Các công ty mới khởi nghiệp thường di chuyển và thay đổi rất nhanh. Bạn phải quen với việc bạn bè chuyển đi nơi khác, người mới gia nhập đội, áp lực từ việc tiền trong quỹ cạn kiệt quá nhanh…
Tất cả mọi người, cả đồng nghiệp lẫn sếp của bạn, đều sẽ phải đối mặt với những vấn đề này, và đều đóng vai trò trong đó.
Còn với Google
Google cho bạn một môi trường làm việc tuyệt vời, nuôi dưỡng tính hợp tác, đào sâu suy nghĩ, giải quyết các vấn đề lớn và cực kì nhiều những thử thách mới.
Nhưng tôi tin những kiến thức tôi đang kiếm tìm, những thứ sẽ tạo dựng nên một doanh nhân cừ khôi, sẽ chỉ có được trong một công ty đang khởi nghiệp. Có thể đây sẽ không phải công ty duy nhất tôi gia nhập, hay cái cuối cùng trước khi tôi thành lập công ty của riêng mình, nhưng tôi nghĩ đây là một khởi đầu tuyệt vời.
Theo Infonet